Lượt xem: 331

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cần nêu cao tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”

Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có đồng chí Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện các hiệp hội, nhà đầu tư tiêu biểu nước ngoài. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Sóc Trăng có các đồng chí: Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Hoàng Nghiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng.

 


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hoàng Lan

 

    Thời gian qua, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với những quyết sách đúng đắn, kịp thời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chung tay của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý I năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá so với bình quân trong khu vực và trên thế giới, các hoạt động kinh tế, thương mại, du lịch dần phục hồi, trong đó có sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Trong 35 năm qua, đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vai trò là khu vực kinh tế năng động, có đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, góp phần thúc đẩy ba chuyển đổi cơ bản của nền kinh tế, đó là: Từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tập thể là chủ yếu sang kinh tế nhiều thành phần, và từ một nền kinh tế đóng cửa, bị bao vây, cấm vận sang mở cửa, hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời, đầu tư nước ngoài đã tác động tích cực đến cải cách, đổi mới thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bộ máy quản lý nhà nước, cải thiện rõ rệt uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Tại hội nghị, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cùng với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đánh giá tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đến làn sóng đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận diện cơ hội, thách thức, khó khăn để có các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng nhằm tháo gỡ vướng mắc và kịp thời nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới…

    Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đánh giá cao và cảm ơn sự chung tay, đồng hành, chia sẻ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng đã không ngừng nỗ lực, cùng Việt Nam vượt qua thách thức, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời khẳng định, Chính phủ chia sẻ, thấu hiểu và sẽ tiếp tục căn cứ điều kiện, tình hình cụ thể để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, là chiến lược lâu dài, mang tính quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực. Cùng với đó, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn và trong sạch bộ máy, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

    Qua đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường, tập trung vào các ngành mới nổi như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt văn hóa doanh nhân, chế độ, chính sách đối với người lao động và đồng hành với chính quyền các cấp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đem lại giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho đất nước. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cần nêu cao tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; “đã nói là phải làm; đã cam kết phải thực hiện hiệu quả”, bằng năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm để chuyển hóa những khó khăn, thách thức thành cơ hội, động lực phát triển… Đối với các hiệp hội cần làm tốt vai trò là “cánh tay nối dài” của Chính phủ với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kịp thời cung cấp và báo cáo các vướng mắc, khó khăn của các hội viên trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; kịp thời kiến nghị, đề xuất các chính sách, pháp luật phù hợp… Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian tới…

Hoàng Lan



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 72
  • Hôm nay: 1464
  • Trong tuần: 70,797
  • Tất cả: 11,864,824